Ứng dụng M134 Minigun

Hai khẩu Minigun chiến lợi phẩm được trưng bày tại Bảo tàng phòng không-không quân Hà Nội

Ưu - khuyết điểm

M134 có sức công phá mạnh và thời gian duy trì hỏa lực dài hơn.

M134 nặng nên rất khó sử dụng khi cận chiến, tốc độ bắn cao nên ngốn đạn rất nhanh, bộ binh mang vác bằng đôi chân không thể vận hành hiệu quả. Bù lại nó lại có tốc độ bắn tuyệt hảo, tương đối êm vì sử dụng động cơ để lên đạn, nên có thể gắn lên xe hoặc máy bay để làm hỏa lực đi kèm.

Do có sử dụng động cơ nên trước khi chiến đấu, binh sĩ cần kiểm tra phức tạp hơn những loại súng khác, nó phải luôn được bảo đảm về nguồn để có thể khai hoả bất cứ lúc nào[3].

Một điểm đáng lưu ý là M314 và các loài súng Gatling cần khoảng thời gian đến 0.5 giây để khởi động động cơ, khi đó, tính sẵn sàng phát hoả thấp.

Trong Quân đội

Một lính Mỹ đang tập trận với MK-44, một xe cơ giới có trang bị M134

M134 không được sử dụng phổ biến trong bộ binh nhưng thường thì mỗi trung đội có một lính M134 hoặc binh chủng súng máy tương tự. Ngay từ khi mới xuất hiện, Quân đội Mỹ đã khai thác cách sử dụng súng trên xe bộ binh.

  • Các lực lượng bộ binh sử dụng M134:
    • HMMWV (High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicle, tạm dịch là Xe cơ động đa chức năng).
    • Heavy Lift Utility Vehicles (Những xe Tiện ích cần trục nặng).
    • Various Security and Escort Vehicles (Đoàn xe bảo vệ An Ninh).
    • VIP Protection Vehicle (Xe Bảo vệ VIP)
M134 phát hỏa từ chiến hạm Mỹ

M134 sử dụng nhiều trong không quânphòng không, nhất là đối với các đội trực thăng, đều có 1 đến 2 tay súng. Ngoài ra M134 còn được trang bị cho hải quân, các loại súng Gatling gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu chiến, được người điều khiển hoặc lập trình tự động, tại mỗi khẩu súng có lắp hệ thống cảm ứng nhiệt và/hoặc hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người. Canô cơ động Mỹ trang bị M134 để đánh diệt địch quân trên tàu và lính thủy đánh bộ[2].

Xạ thủ M134 trên trực thăngHàng M134D trên máy bay Snoopy được điều khiển bằng cơ khí tự độngXe cơ giới Hummer V có trang bị Gatling Gun
Các Quốc gia sử dụngKhông quânHải quân


Trực thăng Mi-8 Hip
Trực thăng UH-1H
Trực thăng UH-1H/N
Trực thăng UH-60
Trực thăng MH-47
Trực thăng MH-53
Trực thăng NH-90
Trực thăng EH-101
Trực thăng AH-6
Phản lực AB-212
Phản lực AS-565
Phản lực AS-550
Phản lực AS-330

MK-5


Special Operations Boats
Rigid Hulled Inflatable Boats
Riverine Vessels
Tuần dương hạm
Khu trục hạm

M134 trong Văn hóa đại chúng

M134 đã được nhắc đến trong nhiều thể loại mà gần như là toàn bộ các phương tiện truyền thông từ những quyển sách, phim, truyện tranhtiểu thuyết, trò chơi video và trò chơi máy tính. Súng M134 đã trở thành một biểu tưởng văn hóa đại chúng.

Đầu tiên, M134 được sử dụng làm vũ khí cá nhân trong loạt phim Predator (quái vật ăn thịt) - 1987 và bộ phim Terminator 2: Judgment Day (Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét) - 1991. Sau đó, Vị trí hình tượng của M134 được đẩy mạnh trong phim The Matrix (Ma trận) - 1999, tạo cho công chúng một sự cuốn hút với vũ khí. The Last Samurai (Võ sĩ đạo cuối cùng) - 2003 - một bộ phim hợp tác Mỹ-Nhật lấy bối cảnh thời Minh Trị đã sử dụng đến hàng chục khẩu Gatling cổ trong một trận chiến giữa những Samurai và quân Thiên hoàng. Gần đây nhất, năm 2009, liên tiếp 4 bộ phim bom tấn mùa hè đều có sự xuất hiện của M134 được sử dụng làm vũ khí cá nhân hoặc đặt trên cơ giới, Transformers: Revenge of the Fallen (Bại binh phục hận) X-Men Origins: Wolverine (Người sói), G.I. Joe: Rise of Cobra (G.I. Joe: Rắn Hổ nổi dậy) và District 9 (Khu vực 9). Trong G.I.Joe, Heavy Duty (Adewale Akinnuoye-Agbaje) một lính biệt đội da đen cao to - chuyên về vũ khí - cầm trên tay khẩu M134D của hãng vũ khí Dillo Aero.

Một trong những chương trình truyền hình có mặt M134 là Mythbusters (Chứng thực bí ẩn) của kênh truyền hình Discovery. Trong Mythbusters lần này, nhóm làm chương trình thực hiện cuộc thực nghiệm: Cutting down a TREE with a GUN: Đốn cây bằng một khẩu súng. Sau những nỗ lực với Súng máy ThompsonM249 nhưng không thành công, nhóm quyết định dùng đến "cối xay thịt" M134. Kết quả M134 dễ dàng đốn hạ hết những cây xanh làm thực nghiệm. Sự thật được chứng thực. Một tình huống xảy ra tương tự về việc dùng M134 đốn ngã cây được xuất hiện trước đó trong bộ phim Predator.

Thuật ngữ chính "Minigun" đã xuất hiện trong tự điển, nó như một thuật ngữ dùng để mô tả bất kỳ súng máy nào với hệ thống nòng quay, bất chấp có bất kỳ quan hệ nào với sản phẩm General Electric nguyên bản. Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ Minigun chỉ áp dụng cho các sản phẩm của tập đoàn General Electric, tuy nhiên một số phương tiện thông tin đại chúng đã dùng Minigun để gọi tên cho tất cả những súng nòng xoay. Ví dụ, trong Jane's Weapon Systems - Hệ thống phân loại vũ khí (1986-1987), một khẩu súng máy 4 nòng xoay (không tên trong thời gian sản xuất, thật ra chính là súng máy Yak-B 12.7mm) đặt trên trực thăng chiến đấu Mil Mi-24 được xem là như một loại Minigun của hãng vũ khí General Electric[13]. Thuật ngữ Chaingun đã thường trở nên được nhầm lẫn với Miniguns và những vũ khí nòng xoay khác trong những trò chơi video và phương tiện truyền thông khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: M134 Minigun http://www.kitsune.addr.com/Firearms/Machine-Guns/... http://www.freepatentsonline.com/WO1985005442A1.ht... http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file... http://tri.army.mil/LC/CS/csa/kpm27.htm#M134 http://www.mindfully.org/Technology/2006/M134-Gatl... http://ngaynay.com.vn/index.php?option=com_content... https://web.archive.org/web/20080515132755/http://... https://web.archive.org/web/20080518222614/http://... https://web.archive.org/web/20090923213258/http://... https://web.archive.org/web/20100329125702/http://...